Chính tả tiếng Việt
Chính tả tiếng Việt

Chính tả tiếng Việt

Chính tả tiếng Việt là sự chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn ngữ tiếng Việt. Đây là một hệ thống quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các ký tự dấu câu thể hiện, lối viết hoa.[1] Trong đó, tiếng Việttiếng mẹ đẻ của người Việt, ngôn ngữ quốc gia tại Việt Nam với phương châm dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thốngvăn hóa tốt đẹp của mình;[Ghi chú 1] chính tả[Ghi chú 2] là nguyên tắc điều chỉnh ngôn ngữ mang tính định hướng ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.[2] Chính tả tiếng Việt hợp thức hóa các nguyên tắc, phương vị khác nhau theo vùng miền, thời gian của tiếng Việt, thống nhất cách viết đáp ứng mục tiêu chính xác.Tiếng Việt của người Việt trải qua giai đoạn lịch sử lâu dài, nhiều biến đổi. Xuất phát điểm là ngôn ngữ cơ bản không chữ viết, lần lượt thời kỳ vay mượn từ Hán Việt (詞漢越) để phong phú ngôn ngữ, tạo chữ Nôm (𡦂喃) để viết tiếng Việt theo dạng tượng hình và hình thành chữ Quốc ngữ (sử dụng các ký tự Latinh), hệ chữ viết chính thức trên thực tế hiện nay của tiếng Việt.[3] Lịch sử thay đổi, vị trí địa lý cũng thay đổi dẫn tới sự khác biệt nhất định về một số từ vựng, âm thanh giọng nói theo miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Trong những thay đổi đó, chính tả tiếng Việt dần dần được xác định ở thời hiện đại.Chính tả tiếng Việt có: chính tả phổ thông – nhóm cơ bản chiếm phần lớn hệ thống chính tả, đưa vào giảng dạy tại tất cả các trường công lập, thuộc quy định bắt buộc đối với chữ viết;[4] chính tả theo trường hợp – nhóm chính tả có những cách viết khác nhau nhưng đều được chấp nhận, tuy nhiên khuyến khích theo một hướng chung; chính tả văn bản quy phạm pháp luật – nhóm quy định bởi văn bản quy phạm pháp luật, hình mẫu cho cách viết mang tính đồng nhất, khoa học. Các nhóm này đều mang ảnh hưởng lớn tới người Việt, được thể hiện trong đa số văn bản. Ngoài ra, chính tả tiếng Việt vẫn đang tồn tại các vấn đề tranh luận, chưa nhất quán, cách ghi chép và sử dụng khác nhau trên thực tế; chính tả tiếng Việt đang trong quá trình nghiên cứu, tập trung chuẩn hóa hệ thống toàn quốc.[5][6]

Chính tả tiếng Việt

Phát âm phương ngữ Phương ngữ miền Bắc
Phương ngữ miền Trung
Phương ngữ miền Nam
Quy phạm Quy định chính tả tiếng Việt năm 1984
Nghị định về Công tác văn thư năm 2020
Hiến pháp 2013
Bộ phận Chính tả phổ thông
Chính tả theo trường hợp
Chính tả văn bản quy phạm pháp luật
Nguồn Từ điển tiếng Việt
Từ điển chính tả tiếng Việt
Ảnh hưởng Tiếng Hán
Từ Hán Việt
Chữ Hán
Chữ Nôm
Chữ Quốc ngữ
Cách viết Từ ngữ từ vựng
Âm tiết âm vị
Dấu câu ký tự
Nguyên tắc Chuẩn hóa chính tả tiếng Việt
Tôn trọng tập quán thông dụng
Tôn trọng quy luật thế giới
Áp dụng Giáo dục phổ thông
Bài viết khoa học
Văn bản hành chính
Văn bản pháp luật

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính tả tiếng Việt http://www.britannica.com/EBchecked/topic/628547 http://hobieuchanh.com/pages/baiviet/DungVu/Dautie... http://vietlex.com/ngon-ngu-hoc/155-VAN_DE_CHUAN_C... http://www.vietlex.com/ngon-ngu-hoc/53-Dac_diem_cu... http://ttntt.free.fr/archive/Roland4.html http://cungdiendanduong.net/c43/t43-221/to-hich-cu... http://www.tranthutrang.net/writings/blog/2009/12/... http://www.han-nom.org/VanBanHanNom/kieu.pdf http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh... http://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/nguoi...